chim bay

Wednesday, February 3, 2016

Sự khác nhau Chuẩn GPT và MBR và kiểm tra

GPT và MBR làm những gì
Bạn sẽ phải phân vùng ổ đĩa trước khi có thể sử dụng .
MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) là hai cách khác nhau để lưu trữ thông tin phân vùng trên ổ đĩa . Thông tin này bao gồm những phân vùng bắt đầu từ đâu , do đó để hệ điều hành biết những Sector nào thuộc về phân vùng nào và phân vùng nào được dùng để khởi động . Điều đó chính là nguyên nhân tại sao bạn phải chọn MBR hoặc GPT để tạo phân vùng trên ổ đĩa .

hinh1

Những hạn chế của MBR
MBR được viết tắt từ Master Boot Record . Nó lần đầu tiên được giới thiệu trong IBM PC DOS 2.0 vào năm 1983 .
Nó được gọi là Master Boot Record bởi vì MBR là Sector khởi động đặc biệt tại vị trí bắt đầu của ổ đĩa . Sector này bao gồm Boot Loader cho hệ điều hành được cài đặt và thông tin về những phân vùng Logic của ổ đĩa .
Boot Loader là một đoạn mã nhỏ để tải Boot Loader lớn hơn từ phân vùng khác trên ổ đĩa . Nếu bạn đã cài đặt Windows , những Bit ban đầu của Boot Loader Windows nằm tại đây – đó là nguyên nhân tại sao bạn có thể chữa MBR của mình nếu như Windows không khởi động được .
Nếu bạn đã cài đặt Linux , Boot Loader GRUB thông thường ở trong MBR .
MBR làm việc với những ổ đĩa có kích thước lên tới 2TB , nhưng nó không thể điều khiển được ổ đĩa có dung lượng lưu trữ lớn hơn 2TB .
MBR chỉ hỗ trợ tới 4 phân vùng , nếu muốn có nhiều hơn , bạn phải tạo một trong những phân vùng gốc là “phân vùng mở rộng” – Extended Partition – và tạo những phân vùng Logic bên trong .
MBR đã trở thành chuẩn công nghiệp cho mọi người sử dụng để phân vùng và khởi động từ các ổ đĩa .

hinh2

Những ưu điểm của GPT
GPT được viết tắt GUID Partition Table . Nó là chuẩn mới dần thay thế cho MBR . Nó kết hợp với UEFI , UEFI đang thay thế cho BIOS cũ kĩ trên nhiều Motherboard mới . GPT thay thế cho hệ thống phân vùng MBR cũ bằng cái mới hơn .
Nó được gọi là GUID Partition Table bởi vì mọi phân vùng trên ổ đĩa của bạn có “định danh duy nhất toàn cầu” GUID (globally unique identifier) .
Hệ thống này không có những hạn chế như của MBR . Những ổ đĩa có thể có dung lượng càng lớn và sẽ phụ thuộc vào hệ điều hành và hệ thống File của nó . GPT cho phép gần như không giới hạn số lượng phân vùng và chỉ phụ thuộc vào hệ điều hành . Windows cho phép tới 128 phân vùng trên ổ đĩa GPT và bạn không cần tạo những phân vùng mở rộng .
Trên ổ đĩa MBR , dữ liệu phân vùng và dữ liệu khởi động được đặt ở một vị trí . Nếu dữ liệu này bị ghi đè hoặc bị hỏng thì bạn sẽ gặp rắc rối to . Nhưng với những ổ đĩa GPT sẽ lưu trữ nhiều bản sao dữ liệu này qua nhiều nơi do đó có thể khôi phục lại nếu như bị lỗi .
GPT cũng lưu trữ những giá trị CRC (cyclic redundancy check) để kiểm tra xem những dữ liệu của nó có còn nguyên vẹn hay không , nếu dữ liệu bị hỏng , GPT có thể đưa ra cảnh báo vấn đề này và cố gắng khôi phục dữ liệu bị hỏng từ vị trí khác trên đĩa . MBR không có cách nào để biết xem dữ liệu của nó có bị hỏng hay không .

hinh3

Khả năng tương thích
Ổ đĩa GPT có tính năng “Protective MBR” . Đó là một kiểu ổ đĩa để MBR biết ổ GPT có một phân vùng duy nhất . Nếu bạn thử đĩa GPT bằng công cụ cũ thì nó nhìn thấy ổ đĩa này như là một ổ duy nhất trên toàn bộ ổ đĩa và chỉ có thể Đọc được . Như vậy “Protective MBR” bảo vệ dữ liệu GPT để tránh việc bị ghi đè .
Windows chỉ có thể khởi động từ ổ GPT trên máy tính dùng hệ thống UEFI và đang chạy hệ điều hành Windows 8.1 / 8 / 7 / Vista và phiên bản Server tương ứng .
Tất cả những phiên bản Windows 8.1 / 8 / 7 và Vista có thể Đọc được những ổ GPT và dùng chúng cho dữ liệu nhưng chỉ không thể khởi động từ đó .
Những hệ điều hành khác cũng có thể dùng GPT . Linux tích hợp hỗ trợ GPT . Những hệ thống máy Mac dùng nền tảng Intel không dùng Apple APT ( Apple Partition Table ) mà thay vào đó dùng GPT .

hinh4

Cách kiểm tra xem máy tính dùng UEFI hay BIOS

Để kiểm tra xem máy tính bạn dùng UEFI hay BIOS thì các bạn cần tải phần mềm HWiNFO theo link tải trực tiếp hoặc vào trang chủ HWiNFO để tải về (các bạn nên chọn tải về bản Portable).
Khi tải về và giải nén bạn sẽ thu được 2 file là HWiNFO32.exe và HWiNFO32.INI (nếu bạn không cài đặt hiển thị đuôi file thì sẽ không thấy phần .exe và .INI). Các bạn hãy mở file HWiNFO32.exe lên và chọn Run.
run-info

Khi phần mềm khởi động sẽ có vài cửa sổ không cần thiết được bật lên, bạn hãy đóng các cửa sổ được khoan tròn trong hình dưới lại.
close
Còn lại 1 cửa sổ, khi bạn nhấp vào tên máy tính của bạn (ở đây máy mình là ASUS) thì sẽ thấy dòng UEFI Boot, nếu dòng này trên máy tính bạn thông báo là Present thì máy bạn hỗ trợ UEFI và nếu là Not Present thì vẫn chưa thể kết luận được gì.
1
Bạn nhấp vào Motherboard xem dòng UEFI BIOS nếu là Capable thì máy tính bạn hỗ trợ UEFI, nhưng nếu là Not Capable và thông số UEFI Boot ở trên là Not Present thì máy bạn không hỗ trợ UEFI mà chỉ chỗ trợ BIOS
2

Cách kiểm tra ổ cứng  máy tính chuẩn GPT hay MBR

Đầu tiên nếu máy tính bạn đang dùng là Windows 32 bit thì chắc chắn ổ cứng bạn đang dùng là chuẩn MBR và bạn không cần làm các bước tiếp theo để kiểm tra vì ổ cứng GPT chỉ hỗ trợ cài windows 64 bit nên Windows 32 bit không thể chạy trên ổ cứng GPT.
Để kiểm tra xem ổ cứng máy tính của bạn đang dùng theo chuẩn GPT hay MBR hay không thì có 2 cách, theo mình thì các 2 đơn giản hơn cách 1 nhưng theo bạn mình thì ngược lại nên mình giới thiệu cả 2 cách để các bạn tham khảo.

Cách 1: Kiểm tra bằng Comand Line

Với cách này đầu tiên bạn nhấp tổ hợp phím Wimdows + R và sau đó điền chữ diskpart và chọn OK, nếu có cửa sổ hiện lên thì bạn chọn Yes.
Diskpart
Cửa sổ Diskpart hiện lên, bạn gõ chứ list disk vào và ấn Enter thì danh sách các ổ cứng có trên máy tính và đang được kết nối với máy tính của bạn sẽ xuất hiện như ổ cứng máy tính, ổ cứng di động, USB, đĩa CD. Một cố cứng có thể bao gồm nhiều phân vùng, thông thường máy tính chỉ có 1 ổ cứng và nhiều phân vùng mà ta vẫn gọi là ổ đĩa C, D, E.
list disk

Ở đây bạn thấy các cột Disk, Size là các cột tên và dung lượng các ổ cứng. Ổ cứng trên máy tính của bạn luôn là Disk 0, với máy mình Disk 0 là ổ cứng trong laptop, Disk 1 là ổ cứng di động mình cắm vào máy, Disk 2 là USB của mình. Ở đây các bạn nhìn cột Gpt, nếu dòng tên ổ cứng nào ở cột Gpt có dấu * thì ổ cứng đó theo chuẩn GPT, nếu không có dấu * thì là chuẩn MBR.

Cách 2: Kiểm tra bằng Disk management

Với cách này đầu tiên bạn vào My computer và nhấp chuột phải và My computer trên windows XP, 7 hoặc This PC trên Windows 8 và chọn Manage
My computer

Cửa sổ mới hiện lên các bạn nhấp vào Disk Management (nếu không thấy thì bạn nhấp vào mũi tên tam giác trước chữ Storege để hiển thị nó)
Management
Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các ổ cứng trên máy tính được ghi Disk 0Disk 1Disk 2,… Thông thường thì 1 máy tính sẽ chỉ có 1 ổ cứng  và nhiều phần vùng C, D, E. Ổ cứng Disk 0 là ổ cứng chứa phân vùng cài hệ điều hành đang chạy.
Bạn hãy nhấp chuột phải vào Disk 0 và xem nếu có dòng Convert to MBR Disk thì ổ cứng của bạn là ổ GPT, người lại nếu có dòng Convert to GPT Disk thì ổ cứng máy bạn là MBR. Tuy nhiên đôi khi chúng ta sẽ không thấy dòng Convert to… này, nếu thế bạn hãy chọn vào Properties khi nhấp chuột phải vào ổ cứng.
GPT-MBR
Cửa sổ mới hiện lên, bạn hãy nhấp vào tab Volumes. Tại đây nếu tại dòng Partition style có chữ GPT thì ổ cứng bạn dùng là GPT, và nếu có chữ MBR thì ổ cứng bạn dùng là MBR.
Properties
Trên đây là vài cách xem máy tính dùng UEFI hay BIOS, MBR hay GPT theo mình là đơn giản nhất

0 comments:

Post a Comment