chim bay

Friday, October 16, 2015

Máy tính nên Sleep, Hibernate hay Shutdown ?

Hầu hết chúng ta làm việc với máy tính mỗi ngày, sáng mở máy để làm, chiều tắt máy đi về. Nhưng bên cạnh đó, một số người thích để máy luôn luôn bật hoặc đặt máy trong trạng thái Sleep để sáng hôm sau chỉ cần nhấn một cái là máy sẽ bật lên ngay lập tức, không mất thời gian khởi động, không cần mở lại các phần mềm, các cửa sổ, tab duyệt web vẫn được giữ nguyên... nhưng bù lại sẽ tốn nhiều điện hơn. Vậy đâu là giải pháp phù hợp cho chúng ta? Ta có nên để máy luôn luôn chạy hay là nên tắt mỗi khi không sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ phân tích từng ưu nhược điểm của mỗi cái để bạn có cái nhìn đúng đắn nhất.

Máy tính có thể sleep, hibernate hoặc là shutdown. Sleep cho phép bạn nhanh chóng sử dụng laptop để quay lại công việc. Hibernate cũng giống như shutting down nhưng nó sẽ lưu lại toàn bộ trạng thái làm việc của máy để khi bật lên lại thì mọi thứ sẽ được giữ nguyên như trước khi tắt.
Một số người thì để máy chạy 24/7, một số khác thì tắt máy dù chỉ ra rời máy trong thời gian ngắn. Mỗi cách làm đều có ưu và hại khác nhau.
Shut Down vs. Sleep vs. Hibernate
  • Shutdown: chúng ta đã rất quen thuộc với cụm từ này. Khi bạn shutdown, máy tính sẽ đóng tất cả chương trình và tắt hệ điều hành đi. Lúc này máy không sử dụng bất kì năng lượng điện nào. Tuy nhiên, khi muốn trở lại làm việc, bạn phải nhấn nút nguồn, chờ máy khởi động phần cứng và nạp lại hệ điều hành cùng phần mềm.
  • Sleep: Được biết tới với hai tên là Speep hay Stand By. Ở chế độ này, máy tính vẫn sử dụng năng lượng nhưng ở mức độ thấp để duy trình thông tin lưu trên Ram. Khi bật máy trở lại, nó sẽ khôi phục mọi thứ trước lúc sleep chỉ trong vài giây, bạn sẽ không phải đợi máy tính khởi động phần cứng hay phần mềm gì. Nhìn chung, chế độ này sử dụng điện nhiều hơn so với shutdown hay hibernate.
  • Hibernate: Máy tính của bạn sẽ lưu file vào đĩa cứng. Khi bạn khởi động máy tính, nó sẽ load lại vào Ram. Điều này mất nhiều thời gian hơn so với chế độ Sleep nhưng tiết kiệm điện hơn.
Nếu bạn đặt laptop của bạn vào chế độ Sleep và pin sắp hết, máy tính sẽ tự động đi vào chế độ ngủ đông để tiết kiệm pin của bạn.

Khi nào nên Shutdown, Sleep và Hibernate
  • Sleep: Chế độ này đặc biệt hữu ích khi bạn rời máy tính trong thời gian ngắn. Máy tính trong chế độ này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện, pin. Khi bạn muốn tiếp tục sử dụng máy tính, nó sẽ “ thức giấc “ chỉ trong một vài giây.Nó luôn sẵn sang khi bạn cần.
  • Hibernate: Chế độ Hibernate tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với Sleep. Nếu bạn không sử dụng máy tính của bạn trong một thời gian dài – ví dụ, nếu bạn muốn đi ngủ - bạn có thể để máy tính của bạn vào chế độ hibernate để tiết kiệm điện và pin. Tuy nhiên, hibernate đưa máy tính vào chế độ làm việc trở lại chậm hơn so với Sleep.
  • Shutdown: Hầu hết tất cả máy tính đều khởi động từ chế độ Hibernate nhanh hơn so với Shutdown cho nên người dùng có thế muốn đưa laptop vào chế độ Hibernate thay vì shutdown hẳn. Tuy nhiên, một số máy tính hoặc phần mềm có thể không hoạt động chính xác khi khôi phục từ chế độ ngủ đông (hibernate), trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn tắt máy sẽ tốt hơn.
Chính xác lượng năng lượng được sử dụng bởi Sleep và Hibernate sẽ phụ thuộc vào máy tính, mặc dù chế độ Sleep sử dụng chỉ là một vài watt hơn so với chế độ Hibernate. Một số người có thể lựa chọn sử dụng Sleep thay vì Hibernate để máy tính của họ sẽ tiếp tục sử dụng lại nhanh hơn, mặc dù lượng điện có nhiều hơn đôi chút nhưng chắc chắn là tiết kiệm hơn nhiều so với 24/7.
Hibernate là đặc biệt hữu ích để tiết kiệm pin trên máy tính xách tay khi không cắm sạc. Nếu bạn muốn đưa máy tính xách tay của bạn đến một nơi nào đó và bạn không muốn lãng phí năng lượng pin vô ích, bạn sẽ để hibernate thay vì sleep.

Sự lựa chọn của bạn

Một khi đã lựa chọn, bạn có thể quyết định công dụng của nút Power hoặc laptop sẽ làm gì khi gập màn hình. Để làm điều này, bạn vào Start gõ Power button để tìm kiếm, chọn kết quả tìm được, bạn sẽ thấy hộp thoại sau (Trong Windows 8, bạn cần phải chọn Settings trên màn hình tìm kiếm "Power").

0 comments:

Post a Comment