Kali Linux 2.0 đã chính thức phát hành với tên gọi Kali Sana với một loạt cải tiến về giao diện đồ họa và tính năng mới. Là một hệ điều hành nổi tiếng dành cho các chuyên gia bảo mật, tester... Hiện tại bạn có thể lên trang chủ để download nó về. Bạn có thể tải các file ảnh của máy ảo VMware hay VirtualBox để sử dụng và trải nghiệm, máy ảo là khá tốt để cho bạn rèn luyện kỹ năng về bảo mật nhưng nó có một hạn chế là không thao tác thuận tiện được với các kết nối không dây (do bản thân máy ảo sử dụng mạng lan ảo với máy thật). Và một điều nữa nếu sử dụng máy ảo bạn sẽ không tận dụng hết được sức mạnh phần cứng của máy bạn khiến trải nghiệm dùng bị hạn chế rất nhiều.
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách cài đặt Kali Linux 2.0 multiboot trên chế độ UEFI sử dụng kiến trúc phân vùng GPT. Ở đây mình cài Kali Linux khi đã cài Windows và các OS khác trước rồi, nếu chưa biết cách cài Windows trên UEFI bạn tham khảo bài viết này: [Guide from UEFI-GPT Team] Cài Windows trên UEFIBước 1: Tạo USB cài đặt
Tải file ISO của Kali linux 64 bit về máy. Tải một trong các công cụ sau để tích hợp bộ cài đặt:
Cách tích hợp bộ cài từ file ISO vào USB bằng Rufus, các tool khác tương tự
Phân vùng bạn muốn cài Kali cần delete nó để trở thành Unallocated (nghĩa là phân vùng chưa được chia)
Nếu bạn chưa có phân vùng riêng để cho Kali Linux bạn có thể tách nó ra từ phân vùng dữ liệu định dạng NTFS ngay trên Windows thông qua tool MiniTool Partition Wizard Professional Edition portable của mình (link download), với điều kiện bạn chỉ thao tác với ổ chứa dữ liệu, không thao tác phân vùng đã cài Windows hay Linux, nếu khi sử dụng mà khi Apply đế áp dụng thiết lập mà tool báo muốn khởi động lại máy thì bạn cancel, ngừng dùng tool
Bước 3: Sao lưu lại file trong phân vùng EFI
Bước này đối với những bạn đã có kinh nghiệm thì không cần thiết nhưng với newbie mình khuyên nên làm, lỡ sau này có vô tình làm mất boot của Windows hay bị lỗi gì đó liên quan đến boot thì có thể khắc phục nhanh chóng
Chạy Command Prompt (Admin) bằng cách click chuột phải vào góc dưới cùng bên tay trái của Desktop và chọn nó, giao diện cmd hiện ra bạn copy-paste-enter từng lệnh sau:
Truy cập vào ổ Z vừa mới được tạo trong Explorer, copy folder "EFI" sang một phân vùng nào khác hoặc có thể nén nó và lưu trữ lại
Bước 4: Boot vào USB ở chế độ UEFI, kích hoạt giao diện cài đặt đồ họa
Sau khi tích hợp USB cài Kali linux xong, khởi động lại máy. Ngay khi máy vừa bật lại bấm liên tục F12 (đối với Dell) để vào Boot Option --- đối với ASUS là Esc ... các dòng máy khác bạn tự tìm hiểu cách boot vào chế độ này
Bước 5: Cài đặt Kali LinuxChọn theo hình và nhấn continue để chuyển sang thiết đặt tiếp theo, giải thích 1 vài chi tiết nhỏ:
- Từ hình 1 đến 7 không có gì đặc biệt, bạn cứ nhấn continue mà không phải thiết đặt gì. Chú ý tại hình 4 bạn chọn No và nhấn continue (có thể thao tác này phải lặp lại 2 lần)
- Hình 8 tạo mật khẩu của root để quản trị
- Hình 10 chọn manual để tạo phân vùng bằng tay, không chọn các lựa chọn khác
- Hình 11 chọn vào phân vùng unallocated đã được chuẩn bị trước cho Kali linux
- Từ hình 12 đến hình 15 chọn như hình và bấm continue, quá trình cài đặt bắt đầu (hình 16)
- Chú ý: tại hình 12 khi chọn automatic... nó sẽ tự động tạo phân vùng tối ưu cho máy bạn. Nếu trước đó máy đã có linux và có phân vùng Swap thì tại bước này nó không tạo thêm phân vùng Swap nữa mà dùng chung với phân vùng Swap của phiên bản Linux khác trên máy bạn (Khi multiboot các distro khác nhau của Linux sử dụng chung phân vùng Swap)
- Hình 17 bạn có thể chọn yes, qua vài bước nữa chọn Wifi của bạn và kết nối internet để hệ thống cập nhật. ở đây mình chọn No để quá trình cài cho nhanh, việc update sau khi vào Kali có thể thực hiện sau. Nhưng nếu muốn kali chạy ổn định bạn nên update hệ thống từ bước này
- Hình 18 quá trình cài đã thành công, máy tính sẽ tự khởi động lại và boot vào Grub2 của Kali Linux, lúc này trên đó sẽ xuất hiện thêm lựa chọn boot vào Windows
Bước 6: đăng nhập vào Kali Linux
Khi khởi động vào Kali Linux phần User Name bạn gõ tên là root phần password chính là mật khẩu mà bạn đặt tại hình số 8. Ok, hãy bắt đầu trải nghiệm nó
Lời kết
Thực ra đối với nhiều người Kali Linux không nhất thiết phải cài trên máy, bạn vẫn có thể sử dụng nó ngay trên USB để cơ động hơn. Nhưng đối với mình thì mình vẫn thích cài nó. Hi vọng bài viết này có ích cho các bạn
0 comments:
Post a Comment